Khi khoan lỗ trên máy tiện , mũi
khoan lắp vào nòng ụ sau, vật cần khoan gá trên mâm cặp. thực hiện bước tiến
bằng cách quay vô lăng nòng ụ sau. Khoan với bước tiến bằng tay cho năng suất
thấp và tốn nhiều sức cho nên chỉ áp dụng trong sản xuất đơn chiếc ( đặc biệt
khi khoan lỗ có đường kính lớn và sâu). ở một số máy tiện có kèm cơ cấu nối ụ
sau với xe dao, nhờ đó khi khoan xe dao thực hiện bước tiến tự
động.
Để thực hiện bước tiến tự động
cho mũi khoan ở một số máy còn sử dụng đồ gá mũi khoan chuyên dùng lắp trên ổ
dao của máy. Để điều chỉnh trục mũi khoan trùng với đường tâm của trục chính dựa
vào thước nằm ngang có khắc vạch chuẩn trên bàn trượt
ngang.
Để mũi khoan không bị lệch so
với tâm lỗ theo phương nằm ngang, cần phải khoan mồi bằng mũi khoan ngắn có
đường kính lớn hơn lỗ cần khoan. Một yếu tố quan trọng là mặt đầu của chi tiết
cần khoan phải được xén phẳng và vuông góc với đường tâm. Khi khoan lỗ có đường
kính lớn hơn 30mm phải khoan liên tiếp bằng hai mũi khoan: đầu tiên khoan mũi
khoan nhỏ, sau đó khoan mũi khoan lớn.
Chế độ cắt khi
khoan:
- Chiều sâu cắt t : khi khoan bằng ½ đường kính
mũi
khoan.
- Khi khoan khoét chiều sâu cắt bằng ½ hiệu
đường kính của lỗ khoan sau và lỗ khoan ban
đầu:
tkhoan =
D/2
tkhoét = ( D-d
)/2
- Bước tiến s (mm/vòng ) khi khoan : là khoản
dịch chuyển của mũi khoan sau một vòng quay của vật cần gia
công.
- Tốc độ cắt v ( m/ phút ) khi khoan phụ thuộc
vào đường kính mũi khoan và số vòng quay n ( vòng/ phút ) của vật gia
công:
V = Dn/
1000
Dung dịch làm nguội được trực
tiếp tưới vào lỗ khoan. Định kỳ nên rút mũi khoan ra khỏi lỗ để làm sạch phoi và
làm nguội.Chiều dài khoan hay chiều sâu lỗ khoan được kiểm tra trong quá trình
khoan căn cứ vào vạch chia được khắc trên nòng ụ sau hoặc bằng vạch phấn đánh
dấu trên mũi khoan.
Biên soạn :
nkn
Nguồn :Sưu tầm tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét